Khí hậu Địa lý Thái Lan

Bản đồ phân loại khí hậu Köppen Thái Lan.Mùa lũ lụt ở Thái Lan và Campuchia.Lửa cháy trên những ngọn đồi và thung lũng của Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam (dán nhãn với chấm đỏ).

Khí hậu Thái Lan chịu ảnh hưởng bởi gió mùa có đặc điểm theo mùa (gió mùa tây nam và gió mùa đông bắc).[4]:2 Gió mùa tây nam bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 được đặc trưng bởi chuyển động của không khí ấm ẩm từ Ấn Độ Dương tới Thái Lan, gây ra mưa dồi dào nhất đất nước.:2 Gió mùa đông bắc bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2 mang lại không khí lạnh và khô nhất Thái Lan từ Trung Quốc.:2 Ở miền nam Thái Lan, gió mùa đông bắc mang lại thời tiết ấm áp và mưa nhiều trên bờ biển phía đông.:2 Phần lớn Thái Lan có khí hậu "nhiệt đới ẩm và khô hoặc khí hậu thảo nguyên" loại (khí hậu xavan).[5] về Phía nam và đầu phía đông của miền đông có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Thái lan đã 3 mùa.:2 Mùa mưa (giữa tháng 5 - giữa tháng 10) chiếm ưu thế trên phần lớn đất nước.:2 Mùa này đặc trưng bởi mưa dồi dào vào tháng 8 và 9 là thời kì ẩm ướt nhất trong năm.:2 Đôi khi có thể dẫn đến lũ lụt.:4 Ngoài mưa gây ra bởi gió mùa tây nam, những dải hội tụ (ITCZ) và xoáy thuận nhiệt đới cũng góp phần gây mưa trong mùa mưa.:2 Tuy nhiên, những đợt khô thường xảy ra trong khoảng 1 - 2 tuần kể từ đầu tháng 6 - 7.:4 Đó là do sự chuyển động về phía bắc của dải hội tụ đến miền nam Trung Quốc.:4 Mùa Đông bắt đầu từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 2.:2 Phần lớn Thái Lan trải qua thời tiết khô trong mùa này với nhiệt độ nhẹ.:2:4 Ngoại trừ phía nam Thái Lan, nơi có lượng mưa lớn, đặc biệt là vào tháng 10 - 11.:2 Hai tháng mùa hè từ giữa tháng 2 đến giữa tháng 5 và đặc trưng là thời tiết ấm hơn.:3

Do đặc điểm thiên nhiên nội địa và vĩ độ, miền bắc, đông bắc, trung và đông của Thái Lan trải qua một thời gian dài thời tiết ấm áp.:3 Trong thời gian nóng nhất trong năm (tháng 3 - tháng 5), nhiệt độ thường đạt tới 40 °C (104 °F) trở lên, ngoại trừ vùng duyên hải, nơi gió biển có nhiệt độ dịu buổi chiều.:3 Ngược lại, sự bùng phát không khí lạnh từ Trung Quốc có thể mang lại nhiệt độ lạnh hơn trong một số trường hợp (đặc biệt là ở miền bắc và đông) gần hoặc dưới 0 °C (32 °F).:3 Nam Thái lan đặc trưng bởi thời tiết ôn hòa quanh năm với nhiệt độ ít thay đổi ban ngày và mùa hè thay đổi do ảnh hưởng của biển.:3

Hầu hết quốc gia có lượng mưa hàng năm là 1.200 đến 1.600 mm (47 đến 63 in).:4 Tuy nhiên, một số khu vực trên đón gió của những ngọn núi như tỉnh Ranong ở bờ biển tây của miền nam Thái Lan và phía đông của tỉnh Trat nhận được lượng mưa nhiều hơn 4.500 mm (180 in) mỗi năm.:4 Khu vực khô nhất nằm ở phía khuất gió các thung lũng trung tâm và phần phía bắc của nam Thái Lan, nơi có lượng mưa trung bình hàng năm ít hơn 1.200 mm (47 in).:4 Phần lớn Thái Lan (miền bắc, đông bắc, trung và đông) đặc trưng bởi thời tiết khô trong gió mùa đông bắc và mưa dồi dào trong gió mùa tây nam.:4 Ở miền nam Thái lan, lượng mưa dồi dào xảy ra ở cả hai gió mùa đông bắc và tây nam với đỉnh điểm trong tháng 9 cho bờ biển phía tây và đỉnh cao vào tháng 11 - 1 trên bờ biển phía đông.:4

Miền đông bắc trải qua mùa khô kéo dài mặc dù mùa khô 2007-2008 chỉ kéo dài từ cuối tháng 11 đến giữa tháng 3. Đất sét đỏ, ong, dày đặc giữ nước làm hạn chế tiềm năng nông nghiệp cho cây trồng nhưng lý tưởng trong giữ nước trong ruộng lúa và hồ chứa địa phương. Đồng cỏ cạn phù sa của đồng bằng sông Mê Kông rất dồi dào, các cây trồng chính là cà chua, thuốc lá và dứa, trồng trên quy mô công nghiệp.[cần dẫn nguồn]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Địa lý Thái Lan http://www.bangkokpost.com/opinion/opinion/1066584... http://www.chiangraitimes.com/northern-thailand-se... http://mister-kwai.com/thai/thailand-weather.html http://gis.calvin.edu/atlas/thailand.html http://www.droughtmanagement.info/literature/UNW-D... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.disaster.go.th/en/cdetail-8311-disaster...